Chùa Một Cột là ngôi chùa nằm ngay giữa lòng thủ Đô, một ngôi chùa có nền kiến trúc vô cùng độc đáo tại mảnh đất hình chữ S Việt Nam. Chùa Một Cột tiếng anh là One Pillar Pagoda. Nằm tọa lạc ở phố Chùa Một Cột (quận Ba Đình - Hà Nội), ngay gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, cùng với Khuê Văn Các, Chùa là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm lịch sử văn hiến. Chùa một cột có tên gọi khác là gì? Chùa có rất nhiều tên gọi như chùa Mật hoặc tên gọi khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài( một đài sen). Vậy cùng Blog KienThuc-Go tìm hiểu về ngôi chùa này nhé.

1. Chùa Một Cột ở đâu?

Chùa nằm ở đâu? câu trả lời rằng chùa tọa lạc tại Chùa Một Cột, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

2. Lịch sử chùa Một Cột Hà Nội

Vào mùa đông tháng 10 âm lịch năm Kỷ Sửu năm 1049 chùa Một Cột được của Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng.


3. Kiến trúc chùa Một Cột Hà Nội Việt Nam

Ngày xưa chùa Một Cột có cấu trúc bằng gỗ, phía trong chùa có đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tác để thờ. Sau này chùa được mở rộng kiến trúc thêm hồ Linh Chiểu vào năm 1105. Nhưng về sau chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ như hình ảnh hiện nay vì lũ quân Pháp đa cho nổ mìn phá hủy chùa trước khi rút khỏi Hà Nội. Rất may hiện nay chùa được trùng tu cơ bản như trước.

Ngày nay chùa Một Cột có kết cấu hình vuông làm bằng gỗ, lợp ngói mỗi cạnh khoảng 3m. Chùa có bốn mái, bốn đầu đao cong được đắp hình đầu rồng. Hai khối trụ đá gắn liền có đường kính 1,2m và cao 4m. Chùa có lối đi lên làm bằng gạch với phần trên thân trụ gồm các thanh gỗ tạo nên một khung sườn vững chắc cho ngôi chùa dựng bên trên nhìn như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ trên hồ. Đây là một điểm xuyết vô cùng độc đáo của chùa Một Cột tại Hà Nội

Trong chùa Một Cột có bức tượng Phật Bà Quan Âm đang ngự trên đài sen bằng gỗ sơn son đỏ thiếp vàng. Phía trên tượng là bức hoành phi " Liên Đài Hoa" gợi nhớ đến sự tích nằm mơ của vua - lý do ngôi chùa xuất hiện.


Hiện nay dù không có những cánh sen trên cột đá nữa nhưng chùa Một Cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc vô cùng độc đáo biểu trưng cho một bông sen vươn thẳng lên khỏi hồ. Hồ được bao bọc bởi hàng lan can được làm bằng gạch tráng xanh. Kiến trúc của chùa xây dựng gần với kiến trúc của thời nhà Hậu Lê.

4. Sự tích Chùa Một Cột

Xa xưa, nhà lý có vua Lý Thái Tôn là một tín đồ Phật Giáo, theo môn phái Vỗ Ngôn Thông. Thời đó Đạo phật đang hưng thịnh cụ thể như triều đại này đã xây khoảng 95 ngôi chùa mới và trùng tu lại tất cả những bức tượng Phật và quan trọng là nhà vua không thu thuế trong các dịp lễ lớn.

Vào năm 1049 vua Lý Thái Tôn mộng thấy Quan Âm Bồ Tát và đưa ông tới một đài sen tỏa ánh hào quang. Sau khi tình dậy, ông thuật lại câu chuyện cho Thiền Tăng Chuyển Lã - một vị sư trợ giúp ông trong con đường tu hành và đã bàn cho ông xây dưng một ngôi chùa nhằm nhớ ơn Đức Quan Âm. Và vì thế xuất hiện chùa Một Cột tại Hà Nội.


5. Chùa Một Cột:Nghìn năm lịch sử văn hiến lâu đời

Vào những dịp xuấn về, khi viếng thăm chùa Một Cột ở Hà Nội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bông sen đua nhau nở rộ, khoe sắc và tỏa hương thơm ngát. Làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm thanh tịnh cho chùa. Với kiến trúc đơn giản mà tinh tế đấy mà đã tạo cho chùa một nét đẹp giản gị nhưng không kém phần nổi bật thể hiện cốt cách thanh cao của nền văn hóa nghìn năm văn hiến.

Từ trước đến nay, chùa Một Cột trở thành một biểu tượng văn hóa của thủ đô Hà Nội. Ngôi chùa đã làm biếu tượng cho Thủ đô cũng như biểu tượng của đài truyền hình Hà Nội. Ta có thể thấy chùa Một Cột xuất hiện trên mặt sau của đồng tiền kim loại 5.000 đồng. Do vậy chùa đã trở thành một di sản văn hóa chứng kiến những năm tháng thăng trầm của Hà Nội.

Tóm lại, chùa Một cột tại Hà Nội không chỉ là danh lam thắng cảnh, biểu tượng của thủ đô mà từ lâu đời chùa đã trở thành nét văn hóa kiến trúc độc đáo lâu đời. Chính sự độc đáo này đã thu hút được rất nhiều lượng khách du lịch trong và ngoài nước về chiêm ngưỡng ngắm nhìn và tìm hiểu về tài sản vô giá này. Chùa Một Cột xứng đáng là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo đặc biệt nhất mà ít nơi trên thế giới này có được.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top